Tiết lộ về "Su-34 nội địa" của Trung Quốc

Chiếc máy bay lạ của Trung Quốc mới xuất hiện trên trang Weibo ngay 27/10 được cho là dựa trên nguyên mẫu tiêm kích hạm Su-27KUB.

su-that-gay-soc-ve-su-34-noi-dia-cua-trung-quoc-1

Trang mạng Weibo hôm 27/10 đã đăng tải hình ảnh về một máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc và có ý so sánh nó với Sukhoi Su-34 của Nga.

Theo quan sát, chiếc phi cơ này có mũi hơi dẹt, khoang lái cũng có hai chỗ ngồi song song khá giống Su-34, nhưng cặp cánh mũi phía trước lại lớn và rộng hơn khá nhiều.

su-that-gay-soc-ve-su-34-noi-dia-cua-trung-quoc-2Ảnh đồ họa về chiếc máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc cho công khai hình ảnh máy bay mới đã tạo ra một cú sốc lớn, do Nga chưa từng bán Su-34 cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Vậy Trung Quốc đã dựa vào đâu để chế tạo nên chiếc "Đại bàng sắt" này?

Cần lưu ý một điều đó là Su-32/34 không phải chiến đấu cơ duy nhất của Nga có kết cấu cánh mũi cùng với 2 chỗ ngồi song song cho phi công, mà họ còn có chiếc Su-27KUB (Sea Flanker) được thiết kế với vai trò máy bay huấn luyện chiến đấu trên hạm.

su-that-gay-soc-ve-su-34-noi-dia-cua-trung-quoc-3Máy bay huấn luyện Su-27KUB.

Su-27KUB là biến thể tiêm kích hạm được thiết kế vào năm 1989, mục đích nhằm tạo ra một máy bay tương tự chiếc Su-27K (chính là chiếc Su-33 sau này) để huấn luyện cho phi công Hải quân.

Tuy nhiên do sự tan rã của Liên Xô mà phải đến tháng 4/1999, Su-27KUB mới được cất cánh lần đầu.

Su-27KUB có đôi cánh gấp đặc trưng của tiêm kích hạm, trang bị radar Phazotron Zhuk (thay vì NIIP N-001 truyền thống), hệ thống định vị quang học OEPS/OLS-27 bố trí chính giữa mũi.

Máy bay được lắp đặt động cơ kiểm soát vector lực đẩy Saturn Al-31FU nhằm hỗ trợ việc cất cánh từ đường băng kiểu nhảy cầu, do phần thân trước của Su-27KUB nặng hơn đáng kể so với Su-33.

Điểm đặc sắc nhất của Sea Flanker là buồng lái với 2 chỗ ngồi song song, nhằm mục đích mở rộng trường nhìn cho phi công và cũng là để tiện cho giáo viên hướng dẫn kèm cặp học viên, do việc huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay có độ rủi ro cao hơn trên mặt đất rất nhiều.

su-that-gay-soc-ve-su-34-noi-dia-cua-trung-quoc-4Su-27KUB trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.

Mặc dù đã được dự kiến sản xuất hàng loạt tại Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO) với tên định danh Su-33UB, nhưng rất tiếc do những khó khăn về kinh tế của nước Nga tại thời điểm đó nên kế hoạch đã không thành hiện thực.

Tuy nhiên theo một số báo cáo, Su-27KUB lại nhận được sự quan tâm lớn từ phía Hải quân Trung Quốc (PLAN), đặc biệt khi hiện nay họ đã chế tạo thành công chiếc tiêm kích hạm J-15 Flying Shark và có nhu cầu với một máy bay huấn luyện chuyên dụng.

Không loại trừ khả năng bằng cách nào đó, PLAN đã thuyết phục được Ukraine cung cấp một số tài liệu liên quan đến dự án Su-27KUB còn tồn tại từ thời Liên Xô, tương tự như việc chuyển giao nguyên mẫu thử nghiệm T-10K (tiền thân của Su-33) trước đó.

Do vậy, rất có thể "Su-34 nội địa" theo như truyền thông Trung Quốc dự đoán thực chất chỉ là một chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu trên hạm dựa trên nguyên mẫu Su-27KUB mà thôi.



Theo tintuc.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét