Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga Su-24 hôm 24/11, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, thái độ của Nga với người dân Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi song Moscow có nhiều câu hỏi trước hành động của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, đã có nhiều nghi ngờ rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay quân sự của Nga ở khu vực biên giới nước này “không phải là một hành động vô ý” mà dường như là “một sự gây hấn được lên kế hoạch từ trước”.
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su 24, Nga đã phản ứng dữ dội khi nói rằng Thổ Nhĩ kỳ đã đồng lõa với khủng bố “đâm Nga phía sau lưng”. Trong một tuyên bố, Nga đe dọa sẽ tấn công khủng bố tất cả những mục tiêu đe dọa Nga ở Syria. Nghĩa là nếu Nga phát hiện máy may khả nghi của Thổ Nhĩ Kỳ như chiếc F16, Nga sẽ bắn hạ trước.
Máy bay Nga Su-24 bị bắn hạ hôm 24/11
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và Trung Á, chuyên gia quân sự và địa chính trị Semen Bagdasarov (Nga) cho rằng vụ máy bay Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ không phải là điều bất ngờ. Theo ông Bagdasarov, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần công khai ý định thành lập các vùng đệm ở khu vực Tây Bắc Syria, giáp biên giới nước này và đang tìm cách hiện thực ý tưởng đó. Ngoài ra, lý do thực sự của việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn côngmáy bay Nga là để bảo vệ những tay súng Hồi giáo cực đoan vận chuyển dầu khai thác từ Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng tin AP dẫn lời Thủ tướng Nga D.Medvedev cho biết Nga có những tài liệu chứng minh rằng một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được lợi ích tài chính trực tiếp liên quan đến dầu mỏ được sản xuất tại các nhà máy mà IS kiểm soát. Các nguồn tin chưa kiểm chứng cho biết mỗi tháng, IS thu khoảng 50 triệu USD từ việc bán dầu khai thác trái phép tại Syria và Iraq. Một lý do nữa, theo nhiều chuyên gia Nga, là Ankara đang nỗ lực trở thành một nhân tố lớn trong khu vực. Để làm được điều này, ngoài việc thực thi 1 chính sách đối ngoại liên kết với 2 trục Á-Âu, Ankara còn hậu thuẫn một số nhóm khủng bố tại Trung Đông. Báo chí Nga cho biết đã xuất hiện những thông tin cho thấy nhiều tay súng Bắc Caucasus thuộc LB Nga thường xuyên đi nghỉ hoặc điều trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau sự cố máy bay chiến đấu Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng xoa dịu Nga. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm 25/11 đã bày tỏ Thổ Nhĩ Kỳ không muốn bất cứ sự leo thang căng thẳng nào với Nga và rằng Thổ Nhĩ Kỳ hành động như vậy đơn giản là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.Trong một tuyên bố đưa ra hôm 25/11, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đã không biết máy bay bị bắn hạ là của Nga, đồng thời công bố đoạn băng ghi âm lời cảnh báo trước khi bắn hạ máy bay này. Tuy nhiên, phiên phi công Nga được cứu sống cho biết phía Thổ Nhĩ Kỳ đã không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về việc máy bay vi phạm không phận.
Lật lại lịch sử, xung đột Nga-Thổ nằm trong số những xung đột có lịch sử dài nhất, dai dẳng nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử các xung đột ở châu Âu. Bắt đầu từ cuộc chiến tranh Nga-Thổ (1568–1570) kéo dài 12 năm cho tới cuộc chiến gần đây nhất (1914-1918) trong Chiến tranh thế giới I dẫn đến sự sụp đổ của cả Đế quốc Ottoman lẫn nước Nga Sa Hoàng. Trong câu chuyện Syria, Nga là đồng minh của Syria và quyết bảo vệ đến cùng tính hợp pháp của chính quyền Tổng thống Al Assad. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía phe đối lập và quyết tâm lật đổ bằng được ông Al Assad. Vì thế, mâu thuẫn càng khoét sâu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và dự báo những ngày tới mâu thuẫn Thổ-Nga chưa thể hạ nhiệt.
TTK NATO Jens Stoltenberg ủng hộ hành động của Thổ Nhì Kỳ bắn hạ máy bay Nga
Hiện, dù NATO ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Mỹ đã lựa chọn đứng ngoài cuộc không tham gia vào tranh cãi Thổ-Nga. Giới phân tích cho rằng đây là một nước cờ khôn khéo vì nếu Mỹ đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ có thể đẩy cục diện Trung Đông sang những thái cực mới. Bởi lẽ sau những gì diễn ra, vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Nga đã khiến cục diện Trung Đông diễn biến phức tạp và khó lường./.
N.Minh (Theo AP, RT, Reuters)
Theo suckhoedoisong.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét