Giới chuyên gia khẳng định, bệnh xương khớp nếu không kiểm soát từ sớm, điều trị đúng phương pháp sẽ ngày càng tăng nặng và có nguy cơ tàn phế suốt đời.
Gần 2.300 câu hỏi gửi về chương trình tư vấn “Biện pháp mới phòng, trị bệnh xương khớp” diễn ra từ ngày 2/11 đến ngày 7/11 trên VnExpress, cho thấy sự quan tâm rất lớn của cộng đồng đối với bệnh lý này. Không ít bạn đọc thừa nhận do điều kiện kinh tế khó khăn, cộng thêm việc chủ quan trong quá trình điều trị nên bệnh ngày một nặng hơn. Anh Xuân Thảo ở Hà Nội kể cách đây đúng một năm anh bị đau vai. Cơn đau kéo dài vài ngày là hết nên chủ quan, anh không đến viện khám. Năm nay, cơn đau tái phát và có phần nặng hơn. Đến bệnh viện chiếu chụp, bác sĩ cho biết anh bị thoái hóa đốt sống cổ. Gửi thư về chương trình, anh Thảo thắc mắc: "Có phải nếu tôi đi khám sớm sẽ không bị thoái hóa? Bệnh của tôi sau này có bị nhiều hơn không?".
Cách đây 7 tháng, anh Nguyễn Văn Bình ở TP HCM bị tai nạn. Bác sĩ chẩn đoán anh bị rách sụn khớp gối và được yêu cầu mổ. Do sắp tổ chức đám cưới nên anh Bình chủ quan chỉ nắn bóp sơ sơ và đắp thuốc chứ không điều trị dứt điểm. Giờ, chân anh đau ngày càng nặng và nhiều lúc không thể duỗi thẳng. "Tôi vừa khám bác sĩ và được chẩn đoán không chỉ bị rách sừng sau sụn chêm ngoài mà còn bị đứt bán phần dây chằng chéo trước, phù tủy xương mâm chày và lòi cầu xương đùi...", anh tâm sự.
Nhiều trường hợp điều trị không triệt để khiến bệnh xương khớp tái phát và tăng nặng buộc phải phẫu thuật thay khớp. |
Theo các chuyên gia, chủ quan với các tổn thương xương khớp có thể dẫn đến hậu quả nặng nề. Ngay cả khi điều trị nhưng không đúng phương pháp và dứt điểm cũng khiến người bệnh gặp nguy. Trường hợp anh Đỗ Hùng ở Hà Nội là một ví dụ. Anh Hùng bị thoái hóa đốt sống cổ đã 8 năm nay. Anh sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y nhưng không khả quan. Gần đây anh thấy đau bả vai lan dần ra cánh tay và biểu hiện đau ngày càng nặng. Hiện tượng đau vùng thắt lưng và tê đầu ngón chân cũng bắt đầu xuất hiện.
Anh Xuân Thạnh ở Thừa Thiên Huế cũng bị gai cột sống cách đây 7 - 8 năm. Anh được khuyên cần tăng cường thể dục, vận động cho máu lưu thông. Khi các cơn đau lan xuống chân phải, đi lại khó khăn anh quyết định đi châm cứu. Sau đợt điều trị, anh thấy đau nhiều hơn ở thắt lưng, nhiều lúc anh không thể đi, đứng hay ngồi được. Chụp cộng hưởng từ, bác sĩ kết luận anh bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… ở nhiều đốt sống lưng. Gửi thư cho chuyên gia, anh Thạnh lo lắng không biết trường hợp của mình có phải tiến hành mổ không?
Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhận định thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ sẽ điều trị bảo tồn (dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập luyện…), còn những trường hợp nặng sẽ xem xét phẫu thuật.
Các chuyên gia của chương trình cho biết, hiện có hơn 100 loại bệnh khác nhau liên quan đến xương khớp. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp với đặc điểm bệnh diễn tiến âm thầm. Khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh đã nặng và việc điều trị đã trở nên khó khăn. Bệnh xảy ra khi các thành phần trong tổ chức khớp bị tổn thương, nổi bật là tổn thương sụn và xương dưới sụn. Sụn bong tróc khiến hai đầu xương tiếp xúc trực tiếp gây đau đớn. Xương dưới sụn hư hại làm giảm chức năng chống sốc, ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể. Đặc biệt, sự tác động qua lại giữa các thành phần này khiến tổn thương khớp khi xảy ra sẽ ngày càng tăng nặng.
Nhiều bạn đọc cũng chia sẻ, để theo đuổi việc điều trị bệnh xương khớp là không hề dễ dàng và rất phức tạp, nhất là với những người có nhiều bệnh lý kèm theo. Anh Đỗ Văn Cao, ở Lâm Đồng viết thư bày tỏ lo lắng về trường hợp cả ba lẫn mẹ của anh. Mẹ anh 47 tuổi, bị đau nhức xương sống, khi di chuyển khớp kêu lục cục, ngồi lâu bị tê cứng…, bị đau bao tử, hạ huyết áp. Còn ba anh 51 tuổi, vì lao động nặng nên lưng hay bị cơn đau nhức hành hạ và bị cao huyết áp.
Anh Minh Hải, ở Thủ Đức, TP HCM, thì đưa ra trường hợp của mẹ mình đã phẫu thuật cắt tuyến giáp 100% và phải uống nội tiết tố nhân tạo. Hiện mẹ anh khi ăn các thực phẩm bò, gà, sữa thì các khớp sưng lên và rất đau, thỉnh thoảng khớp gối lại sưng một cách không rõ lý do…
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, tuổi trung niên thường gặp vấn đề xương khớp như đau lưng, đau nhức xương sống do thoái hóa cột sống. Ở người lao động nặng, quá trình này diễn ra sớm hơn. Người bệnh nên đi khám và cho bác sĩ biết tình trạng đau bao tử, huyết áp nhằm chọn thuốc phù hợp vì các thuốc giảm đau, kháng viêm có thể gây tác dụng bất lợi lên bao tử, gan, thận… Bên cạnh đó, người bệnh có thể sớm phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa bằng các biện pháp không dùng thuốc như tập thể dục, chế độ dinh dưỡng đa dạng, kết hợp vật lý trị liệu...
Dưỡng chất Peptan được chứng minh có tác dụng chuyên biệt lên sụn và xương dưới sụn, cải thiện các cơn đau nhức khớp và giúp phòng trị bệnh xương khớp |
Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, hiện nay, các bệnh xương khớp được điều trị rất tốt bằng các thuốc đặc hiệu có thể hạn chế được nhiều tác dụng phụ, đồng thời kết hợp với những loại dưỡng chất sinh học chuyên biệt dành cho khớp như Peptan. Đây là dưỡng chất có tác dụng cải thiện, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh của liên kết cơ - gân - sụn khớp. Từ đó, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, hiệu quả trong phòng và điều trị thoái hóa khớp cũng như các bệnh lý xương khớp nói chung.
Theo giáo sư Ân, vấn đề quan trọng nhất là người bệnh cần có ý thức phòng bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp, có ý thức bổ sung sớm các dưỡng chất chuyên biệt cho khớp. Đồng thời, không bỏ qua các dấu hiệu bệnh lý sớm như đau nhức, chấn thương, hạn chế vận động…, phải đi khám sớm tại những địa chỉ uy tín với các chuyên gia xương khớp, không nên tin vào những cách điều trị không được kiểm chứng một cách khoa học để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Một số thống kê từ chương trình tư vấn:
Đồ hoạ: Chí Kiệt |
Dương Nguyễn
Theo Vnexpress.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét