Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 20 tháng 11 dẫn trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 18 tháng 11 đăng bài viết "Ngoại giao pháo hạm ở Biển Đông".
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ |
Bài viết cho rằng, từ năm 2009, ở Biển Đông, Trung Quốc hầu như luôn luôn đi trước một bước so với các nước tuyên bố chủ quyền khác và Mỹ.
Nhưng hành động tự do đi lại của tàu khu trục USS Lassen Mỹ đã làm thay đổi tình hình, có điều chủ yếu không phải ở ý nghĩa Mỹ đưa ra "chiêu hiểm" ngăn chặn Trung Quốc.
Hiện nay hoàn toàn không có dấu hiệu cho thấy, Mỹ sử dụng răn đe để làm suy yếu sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc đối với các đảo đá và vùng biển, cũng không bắt buộc Bắc Kinh nhượng bộ trong yêu sách "chủ quyền lịch sử" (bất hợp pháp).
Nhưng, tàu chiến Mỹ xuất hiện ở "vùng biển tranh chấp" là đã phát đi một tuyên bố chính trị mạnh mẽ đối với quan hê Trung-Mỹ trong tương lai, cũng đã phát đi một tín hiệu hành động rõ ràng đối với các đồng minh khu vực của Mỹ.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ trên Biển Đông |
Loại ngoại giao pháo hạm này thách thức ý chí bành trướng của Bắc Kinh khi trước các hành động (của Mỹ) trên thực địa. Bài báo đặt câu hỏi: Trung Quốc sẽ kiên trì nguyên tắc "giải quyết hòa bình xung đột" như họ tuyên bố?
Tự do đi lại không phải là một trạng thái lý tưởng, mà là một hiện trạng, sự hiện diện của tàu chiến Mỹ đã tăng cường hiện trạng này.
Mỹ điều động tàu chiến đã thể hiện vị thế bá chủ hải quân ở khu vực này, nhưng nói một cách nghiêm túc, nó sẽ không buộc Mỹ lựa chọn đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, cũng sẽ không tạo ra mối đe dọa an ninh cụ thể cho người Trung Quốc.
Nó thực sự đã tạo ra không gian để mở rộng hoạt động của hải quân hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển ở "vùng biển tranh chấp" cho đồng minh của Mỹ và Việt Nam.
Nhìn vào tuyên bố chính trị Trung-Mỹ, hai bên tồn tại một thỏa thuận ngầm, đó là: từ điều động hoặc răn đe sử dụng lực lượng hải quân hạn chế để nâng cấp lên hành vi chiến tranh sẽ hoàn toàn đi ngược lại lợi ích quốc gia của hai nước.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Lassen Hải quân Mỹ trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Mỹ không sẵn sàng từ bỏ vị thế lãnh đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc cũng không có nhiều không gian xoay xở. Tuy nhiên, "chủ nghĩa mạo hiểm của Mỹ" hiện nay được tiến hành trong các bối cảnh địa-chính trị hoàn toàn khác nhau.
Lần trước, Mỹ điều quân bảo vệ lãnh thổ nước khác để không bị láng giềng xâm phạm là cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991. Trước nữa, Hải quân Mỹ tham gia chiến tranh trên biển quy mô lớn là cuộc đối đầu với đế quốc Nhật Bản ở chiến trường Thái Bình Dương 70 năm trước.
Tàu khu trục USS Lassen sẽ không làm cho tình hình diễn biến theo hướng xung đột vũ trang. Hai bên tốt nhất tiếp tục tập trung vào hậu quả thực tế của loại thông điệp chính trị này. Đây là một hiện thực mới, nhưng không nhất thiết báo hiệu tình hình tồi tệ nhất.
Rõ ràng, bất cứ hành động nào của Mỹ cũng đều vì lợi ích quốc gia và chiến lược của họ. Chỉ có điều, hy vọng sự hiện diện đó có lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Sự hiện diện này sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam. Bởi quan hệ chính trị và ngoại giao giữa các nước rất phức tạp và đòi hỏi phải được xử lý khôn khéo để tối đa hóa lợi ích quốc gia của mình - PV.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ trên Biển Đông |
Theo giaoduc.net.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét