Nhật Bản-Australia tăng cường hợp tác quốc phòng, đồng thanh lên án Trung Quốc

"99% khả năng thắng thầu" 

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 23 tháng 11 dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản cùng ngày đưa tin, chiến lược xuất khẩu vũ khí của chính quyền Shinzo Abe Nhật Bản sớm đã đối mặt với nguy cơ.

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Do cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott - người gọi ông Shinzo Abe là đồng minh - đã rời khỏi chức vụ vào tháng 9 vừa qua, kế hoạch xuất khẩu tàu ngầm tiên tiến nhất của Nhật Bản cho Australia bị cản trở, đang tranh đơn đặt hàng cùng Đức và Pháp.

Vào ngày 22 tháng 11 - ngày cách thời hạn đệ trình phương án đấu thầu cuối cùng chỉ còn 1 tuần, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Australia đã tổ chức tham vấn (tham vấn 2+2) ở Sydney.

Nhật Bản đã tiến hành chào bán cuối cùng tàu ngầm của họ, nhưng kết quả vẫn chưa thể dự đoán.

Khi tham quan nhà máy đóng tàu ở Adelaide, bang South Australia ngày 20 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói: "Nhìn thấy hình ảnh làm việc nghiêm túc của các công nhân, tôi rất cảm động. Nếu muốn chế tạo tàu ngầm, hợp tác với doanh nghiệp này là điều không thể thiếu". 

Ông Gen Nakatani cho rằng, thỏa thuận này sẽ giúp tăng cường an ninh khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của Australia trong hợp tác với Mỹ và Nhật Bản đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Theo các nhà quan sát, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đang dựa vào mối đe dọa về tự do hàng hải trên Biển Đông để thuyết phục phía Australia ký kết hợp đồng mua tàu ngầm lớp Soryu.

Ngày 22 tháng 11, ông Gen Nakatani tuyên bố: "Hai nước chúng ta đều là những nước ven biển và có chung lợi ích chủ chốt trong bảo đảm tự do hàng hải". 

Đối với Nhật Bản, việc chiến thắng trước hai đối thủ nặng ký là Thyssenkrupp AG của Đức và DCNS của Pháp trong cuộc đua chế tạo tàu ngầm cho Australia sẽ củng cố "quan hệ đặc biệt" mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tìm cách xây dựng với Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc ở trên biển.

Nhưng, Australia vẫn còn lưỡng lự trong việc ký kết hợp đồng mua tàu ngầm tiên tiến lớp Soryu của Nhật Bản do lo ngại chọc giận Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của họ. 

Theo hãng tin Kyodo, kế hoạch ban đầu của Nhật Bản là chế tạo tàu ngầm ở trong nước, sau đó bàn giao cho Australia. Nhưng, trong tình hình các đối thủ cạnh tranh Đức và Pháp nhảy vào, Nhật Bản cũng bắt đầu điều chỉnh thái độ, không còn câu nệ với phương án ban đầu.

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Là "sản phẩm ngôi sao", tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản được cho là vượt tàu ngầm Đức và Pháp về tính năng. Là nước muốn tăng cường hợp tác ba nước Mỹ-Nhật-Australia, Mỹ cũng hết lời ca ngợi tàu ngầm này.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: "Muốn đem cả công nghệ tàu ngầm chưa được Mỹ thông qua để xuất khẩu cho Australia là quyết định khó khăn, nhưng không thể chọn cả cá và chân gấu (tức là nhất định phải lựa chọn lấy một thứ)".

Nhưng, điều bất ngờ lớn nhất là cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott - người ủng hộ phương án Nhật Bản - đã bị thất bại bởi đương kim Thủ tướng Malcolm Turnbull trong cuộc bầu cử nội bộ đảng vào tháng 9.

Sau khi ông Malcolm Turnbull - người được cho là phái "thân Trung Quốc" lên nắm quyền, nội bộ Chính phủ Nhật Bản tỏ ra lo lắng, "không biết ông là người như thế nào, tất cả đều phải bắt đầu từ đầu" (lời của quan chức Bộ Ngoại giao).

Chính quyền Shinzo Abe đã sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" (về nguyên tắc, cấm xuất khẩu vũ khí), đưa ra "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị phòng vệ" vào ngày 1 tháng 4 năm 2014.

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Ngày 7 tháng 4, ông Shinzo Abe và Tony Abbott tổ chức hội đàm, đạt được thỏa thuận về cùng nghiên cứu phát triển tàu ngầm. 3 tháng sau, Nhật Bản và Australia đã ký kết thoả thuận cho phép xuất khẩu tàu ngầm, nỗ lực tạo điều kiện cho xuất khẩu.

Tháng 12 năm 2014, Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey cho biết, chế tạo tàu ngầm sẽ không tiến hành đấu thầu công khai. Mặc dù cuối cùng Australia cũng xếp Đức và Pháp vào đối tượng tranh thầu, nhưng quan điểm cho rằng ông Shinzo Abe và ông Tony Abbott đã đạt được "giao hẹn ngầm" đã gây xôn xao.

Mãi đến mùa hè năm 2015, Nhật Bản đã được cho là chiếm ưu thế, nhưng tình hình hiện nay đã có sự thay đổi.

Theo bài báo, Australia có kế hoạch chế tạo nhiều nhất 12 tàu ngầm, trị giá chương trình lên tới 50 tỷ đô la Úc (khoảng 231,2 tỷ nhân dân tệ).

Chính quyền Shinzo Abe đã bị thua Trung Quốc trong cuộc tranh thầu dự án đường sắt cao tốc ở Indonesia vào tháng 9 vừa qua, nguồn tin chính phủ cho biết "quyết không thể giẫm lên vết xe đổ".

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Nhưng, tình hình hiện nay cũng không hề lạc quan. So với Đức và Pháp, do thiếu kinh nghiệm trong xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản thiếu kỹ năng bán hàng.

Đức và Pháp đề xuất chế tạo tàu ngầm ở Australia, nhấn mạnh điều này có thể duy trì việc làm và đóng góp cho ngành đóng tàu địa phương.

Để đối phó, vào đầu tháng 10, Nhật Bản cũng đề xuất ý tưởng chế tạo ở địa phương, nhưng không thể phủ nhận đã rơi vào bị động.

Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản thận trọng cho biết: "Cảm thấy 99% trúng thầu, nhưng không biết 1% cuối cùng sẽ xảy ra cái gì".

Mặc dù còn có những lo ngại, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cũng đã dành những lời ca ngợi về mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản.

Bà Marise Payne nói: "Chúng ta có những giá trị chung, chúng ta chia sẻ những lợi ích chiến lược, chúng ta cùng là đồng minh của Mỹ". "Một phần quan trọng trong cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay là tăng cường hợp tác quốc phòng".

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Cùng phản đối hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông

​Gần đây, Nhật Bản đang có những dấu hiệu tích cực can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Trong nhiều trường hợp, Thủ tướng Nhật Bản đã nói bóng gió về khả năng điều Lực lượng Phòng vệ đến Biển Đông tuần tra, cho thấy Nhật Bản đã sẵn sàng. 

Trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị cấp cao APEC vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ ủng hộ hành động tuần tra Biển Đông của Mỹ, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành động đơn phương bồi đắp, xây đảo nhân tạo.

Nhật Bản cũng đã tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Philippines, đáng chú ý là hai bên đã đạt được thỏa thuận cơ bản về việc ký kết Hiệp định chuyển giao công nghệ và trang bị quốc phòng, đây là khởi đầu cho việc Nhật Bản cung cấp viện trợ quân sự cho nước khác.

Nhật Bản cũng phối hợp với Mỹ và Australia đều mạnh mẽ lên tiếng phê phán các hành động bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 15 tháng 11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã có cuộc gặp đầu tiên bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi ông Malcolm Turnbull lên nắm quyền.

Ngày 15 tháng 11 năm 2015, tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20

Cuộc hội đàm này chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để đối phó với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Hai bên bày tỏ lo ngại trước hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, thống nhất sẽ tăng cường hợp tác để bảo vệ trật tự biển quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế.

Tiếp theo, bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á ngày 21 tháng 11, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ông chỉ rõ, tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là một chính sách ngoại giao "phản tác dụng". 

Chính sách này không chỉ làm cho Trung Quốc bị cô lập, đẩy các nước như Brunei, Malaysia và Việt Nam về phía Mỹ, mà còn có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh nếu Trung Quốc tiếp tục áp đặt yêu sách chủ quyền vô lý và đe dọa tự do đi lại ở Biển Đông. 

Ông Malcolm Turnbull đã gợi lại cuộc chiến tranh Peloponnesus xảy ra cách đây 2.500 năm và thúc giục Trung Quốc không "rơi vào bẫy Thucydides". 

Có quan điểm cho rằng, cuộc chiến Peloponneus nổ ra xuất phát từ sự lo sợ ở Sparta trước sự trỗi dậy của Athens. Những căng thẳng này đã làm cho hai bên chuẩn bị và cuối cùng đi đến chiến tranh. 

Ngày 21 tháng 11 năm 2015, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường này, ông Malcolm Turnbull còn yêu cầu Trung Quốc phải quan tâm tới mối quan ngại rộng rãi hơn mà Trung Quốc đang gây ra với Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Ngoài ra, trong Tham vấn "2+2" giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia ngày 22 tháng 11, yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc cũng là vấn đề được quan tâm đặc biệt. 

Hai bên đều bày tỏ quan ngại về các diễn biến gần đây ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên ngừng xây dựng đảo và có các hành động kiềm chế.

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop bác bỏ quan điểm của Trung Quốc rằng Australia và Mỹ nên giữ quan điểm trung lập, không dính líu trực tiếp vào các cuộc tranh chấp.

Bà khẳng định, do 2/3 lượng thương mại của Australia đi qua Biển Đông, nên Australia có lợi ích quốc gia trực tiếp và đáng kể trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

"Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng chúng tôi thừa nhận hoạt động xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành... đã làm gia tăng căng thẳng khu vực" - bà Julie Bishop nhấn mạnh.

Ngày 22 tháng 11 năm 2015, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Australia tổ chức tham vấn "2 + 2".

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng khẳng định: "Cả hai nước (Nhật Bản, Australia) đều là những quốc gia hàng hải, chúng tôi có lợi ích then chốt về tự do hàng hải và hàng không trên biển, những điều này sẽ được bảo đảm và luật pháp quốc tế sẽ được tuân thủ, việc sử dụng vũ lực sẽ không bao giờ được tha thứ".

"Vì thế, đây không chỉ là sự hợp tác trong lĩnh vực tàu ngầm (ý nói xuất khẩu tàu ngầm cho Australia), mà đây là điều cơ bản nhằm đảm bảo an ninh hàng hải cho hai nước" - Ngoại trưởng Nhật nói thêm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng bày tỏ phản đối "mọi hành động ép buộc hay đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông", đồng thời ủng hộ các bên giải quyết tranh chấp biển đảo một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

​Theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, Tokyo và Caberra đang chuẩn bị cho một chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull vào cuối năm 2015. 

Được biết, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia và là nước có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba ở Australia.

Australia có triển vọng mua tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản và loại tàu ngầm này có thể tham gia kiềm chế các hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc


Theo giaoduc.net.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét