Theo RIA Novosti ngày 8/11, các tay súng IS sử dụng tên lửa phòng không vác vai Stinger do Mỹ sản xuất tiếp tục gây thiệt hại cho Không quân Syria.
Sức mạnh hủy diệt của súng nhiệt dùng tại Syria Tiêm kích MiG-21: Sức dẻo dai từ Việt Nam tới Syria
Lộ "sát thủ" máy bay của Syria
Nguồn tin dẫn lời một đại diện cấp cao của căn cứ không quân Hama của quân đội chính phủ Syria ngày 9/11 xác nhận, những phần tử khủng bố ở nước này mới được tăng cường thêm nhiều tên lửa Stinger của Mỹ.
"Chúng tôi biết rằng những kẻ khủng bố đang sở hữu tên lửa Stinger", vị đại diện này cho biết đồng thời chỉ ra rằng, chính loại vũ khí này đã bắn hạ các chiến đấu cơ của quân đội chính phủ.
Cụ thể, hôm 4/11 tại tỉnh Hama, máy bay MiG-21 của Quân đội Syria đã bị hệ thống phòng không của các tay súng khủng bố bắn hạ khi nó đang bay ở trần bay nguy hiểm, làm phi công bị thương.
Ngoài ra, một chiếc máy bay khác của Không quân Syria được cho là cũng bị bắn hạ bởi tên lửa Stinger. Sau đó không lâu, Quân đội Chính phủ Syria đã phát hiện mảnh vỡ của nó và thi thể phi công.
Cục trưởng Cục tác chiến điện tử Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Thượng tướng Andrei Kartapolov trả lời phỏng vấn của báo Komsomolskaya Pravda rằng, nếu quả thực phiến quân IS đang sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không Stinger của Mỹ thì cần phải đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để tổ chức này xem xét và phán quyết.
Được biết, Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi). Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.
Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương. Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa Stinger từ năm 1986.
Tuy nhiên không rõ vì sao các tay súng IS lại sở hữu loại tên lửa Stinger.
Nga học khắc chế tên lửa Stinger
Trước sự nguy hiểm của tên lửa Stinger, phi công Nga đã phải học cách đối phó với tên lửa này. Theo đó, vừa qua Nga đã tiến hành cuộc thao diễn mang tên Aviadarts tại sân bay Baltimor ở tỉnh Voronezh.
Trong cuộc thao diễn này, các phi công thuộc lực lượng Không quân vũ trụ Nga sử dụng các máy bay Su-25 và trực thăng Mi-28H thực hiện tất cả các khoa mục bay lý thuyết và thực hành, đáp ứng các tiêu chuẩn về hướng dẫn bay đối với phi công, khắc chế hệ thống phòng không và thực hành tấn công mục tiêu mặt đất.
Trong số các nội dung trên, đáng chú ý có nội dung khắc chế hệ thống phòng không đối phương. Với nội dung này, các phi công Nga đã phải học cách vượt qua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ.
Trong đoạn video tường thuật về cuộc thao diễn Aviadarts được phát trên kênh truyền hình quân đội Nga, một tên lửa Stinger của Mỹ đã được sử dụng cho nội dung khắc chế hệ thống phòng không.
Căn cứ vào cáp nối, các chuyên gia cho rằng Stinger đã được sử dụng kết hợp với thiết bị huấn luyện tiêu chuẩn M134 hoặc một thiết bị tương đương nào đó của Nga.
Việc Nga cho phi công huấn luyện cách đối phó với tên lửa Stinger cho thấy sự nguy hiểm của dòng tên lửa này đối với chiến đấu cơ bay tầm thấp và trực thăng của Nga, dù những máy bay này đang được Nga trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.
Theo tintuc.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét