Nhà máy sản xuất tên lửa Duks (Nga) cho biết, Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua tên lửa không đối không R-73E trang bị cho tiêm kích Su-27/30.
+11
Thông tin này được đích thân Tổng giám đốc Nhà máy sản xuất tên lửa Duks (thuộc Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga) cho hay. Theo đó, bản hợp đồng này nhiều khả năng sẽ được ký kết ngay trong năm 2016. Tuyên bố này được ông Yuri Klishin, Tổng giám đốc Nhà máy Duks cho biết.
+11
Trước mắt năm 2016, Duks sẽ thực hiện hợp đồng cung cấp tên lửa R-73E với các nước Kazakhstan, Uzbekistan, Cuba và một số nước khác, số lượng là hàng trăm quả.
+11
Tên lửa đối không R-73E là phiên bản xuất khẩu của R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (NATO gọi là AA-8 'Aphid'). Là tên lửa được đánh giá có khả năng hoạt động rất lớn, trên nhiều phương diện vượt trội so với thế hệ tên lửa không đối không hiện đại của Mỹ AIM-9M Sidewinder.
+11
Điều này đã buộc Mỹ và các nước phương Tây nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các đời tên lửa không đối không như: AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python IV và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.
+11
R-73 nặng 105 kg, dài 2.900 mm, đường kính 170 mm, sải cánh rộng 510 mm, sử dụng đầu nổ nặng 7,4 kg, hành trình với vận tốc 2,5M. R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại.
+11
Từ năm 1997, khi những phiên bản nâng cấp được trang bị trong quân đội Nga, các mẫu R-73M hoặc R-73E (dùng cho xuất khẩu) được trang bị hệ thống quan sát, phát hiện mục tiêu cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi góc 60° và hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại IRCCM.
+11
Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế bao gồm nhiều module khác nhau, gồm: hệ thống dẫn đường, hệ thống điều khiển khí động lực, hệ thống tự động lái, hệ thống đầu nổ gần, đầu đạn, động cơ, hệ thống điều khiển khí động học và hệ thống lái đuôi.
+11
Nhờ sự kết hợp giữa hệ thống khí động học và khí động lực nên tên lửa có khả năng thao diễn đặc biệt. Trong quá trình bay, vấn đề trệch hướng và liệng được điều khiển bằng bốn cánh nhỏ đặt gần đầu tên lửa. Độ ổn định của tên lửa được điều khiển bằng những cánh nhỏ lắp thêm trên các cánh.
+11
Một ưu điểm vượt trội so với các loại tên lửa đối không khác của phương Tây đó là R-73 cho phép trang bị trên nhiều loại phương tiện bay khác nhau, kể cả những những máy bay có hệ thống thống ngắm bắn chưa tân tiến như: MiG-21, MiG-23, MiG-29, Su-24, Su-25, Su-27, Su-30 cho đến Su-35.
+11
Thậm chí, R-73 có thể mang trên máy bay trực thăng tấn công của Nga, bao gồm Mi-24, Mi-28, và Kamov Ka-50. Theo các chuyên gia quân sự, R-73 vẫn luôn có giá trị cho các trận không chiến hiện đại, sử dụng để tấn công các máy bay tấn công, máy bay ném bom, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.
+11
Tên lửa cho phép có thể tiếp cận mục tiêu từ mọi hướng, dưới mọi điều kiện thời tiết, ban ngày và ban đêm, trong môi trường tác chiến bình thường hoặc trong một môi trường bị gây nhiễu nặng. R-73 thực hiện cơ chế "bắn và quên".
Mọi thông tin góp ý và chia sẻ cho CHUYÊN MỤC và BÀI VIẾT , xin quý độc giả vui lòng gửi về hòm thư banbientap@tintuc.vn
|
Theo tintuc.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét