Bồi thường án oan ông Huỳnh Văn Nén: Quan làm sai dân phải bỏ tiền?

Hơn 17 năm sau ông trở về, làng xóm thay đổi, chỉ có nhà ông là xơ xác. Khoảng thời gian đó trong tù ông phải chịu bao cay đắng tủi cực. Chừng đó năm cha già của ông không được một giấc ngủ tròn, phải ngược xuôi lo toan cho con. Đó cũng là khoảng thời gian mẹ ông đau đáu nỗi lo cho con trai. Đến trước khi nhắm mắt, bà vẫn nói với cha ông rằng hãy lo cho ông.

Đến ngày ông được minh oan, hạnh phúc vỡ òa và người ta gọi ông là "Người tù lịch sử". "Có ai trên đất nước này khổ như tôi không? Chắc không có, và tôi cũng không muốn có. Bởi cay đắng đó, dù chỉ một ngày thì cũng không ai muốn nếm trải", ông Nén nói.

Giờ đây, ông đã được minh oan và liệu số tiền bồi thường ông được nhận cho những tháng ngày đau khổ là bao nhiêu? Nhiều người phỏng đoán ông sẽ nhận được 12 tỷ đồng vì ông Nguyễn Thanh Chấn 10 năm tù oan được nhận 7,2 tỷ đồng. Nhưng vấn đề ở đây, số tiền đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm bỏ ra bồi thường cho ông? Hay lại là quan làm sai dân phải bỏ tiền?

Theo luật, đơn vị nào sau cùng làm sai thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm bồi thường và người nào gây oan sai đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền cho ngân sách nhà nước.

Điều này có nghĩa rằng TAND tỉnh Bình Thuận là cơ quan tiến hành tố tụng cuối cùng oan sai cho ông Nén phải thực hiện chi trả tiền bồi thường theo điểm a, c khoản 1 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nguồn tiền bồi thường trong trường hợp này sẽ là tiền ngân sách nhà nước.

Còn những người gây oan sai cho ông Nén phải có nghĩa vụ hoàn trả cho nhà nước một phần khoản tiền bồi thường cho người bị oan, nhưng theo khoản 2 Điều 56 về Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ (Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) thì những người làm oan sai cho người khác trong tiến hành tố tụng hình sự không bị buộc phải hoàn trả tiền bồi thường nếu họ có lỗi vô ý.

Có nghĩa rằng những người khác dự trên kết quả của điều tra viên gây oan sai này sẽ không bị buộc phải trả tiền bồi thường nếu như họ có lỗi vô ý như: thiếu sót nghiệp vụ, nôn nóng lập công dẫn đến sai sót, chưa làm tròn trách nhiệm... Trừ điều tra viên thì có thể bị buộc phải hoàn trả nếu chứng minh được lỗi của người này là cố ý.

Như vậy, vụ án này cũng có thể giống như vụ oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn, số tiền bồi thường sẽ lấy từ ngân sách. Theo kiểu "con dại cái mang và người dân phải chịu tiền bồi thường".

Điều này sẽ là không công bằng nếu dùng tiền thuế thu được của những người phải nộp thuế để bù đắp cho hành vi gây thiệt hại của một số người… Do vậy cần có sự nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Luật này cho phù hợp để buộc những người gây ra oan sai, bất kể do vô ý hay cố ý, phải hoàn trả lại toàn bộ kinh phí cho Ngân sách Nhà nước.

>> Xem thêm: Ông Nguyễn Thanh Chấn có thực sự là người vô tội?

Quốc Anh

Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.



Theo Vnexpress.net
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét