Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 13 tháng 11 đưa tin, gần đây, tờ "Washington Free Beacon" Mỹ dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong tháng 10, một chiếc tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã bí mật bám theo tàu sân bay USS Ronald Reagan Mỹ ở khu vực phụ cận Nhật Bản.
Đây là một cuộc "đụng mặt" gần nhất giữa tàu sân bay Mỹ và tàu ngầm Quân đội Trung Quốc.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN76 Hải quân Mỹ |
Nhà nghiên cứu Lý Á Cường thuộc Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân Trung Quốc cho rằng, tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ hoạt động ở vùng biển Nhật Bản vốn có thể gặp nhau, không thể nói là tàu ngầm Trung Quốc bám theo đối phương.
Hơn nữa, về mặt công nghệ, tàu ngầm chạy tốc độ cao để bám theo tàu chiến mặt nước chạy tốc độ cao là không có khả năng.
Theo bài báo, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ biết về việc này cho biết, ngày 24 tháng 10, tàu ngầm Trung Quốc chạy đến khu vực cách tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan rất gần.
Khi đó, tàu sân bay USS Ronald Reagan đang chạy từ cảng tới biển Nhật Bản. Vài ngày sau, tàu khu trục tên lửa USS Lassen Hải quân Mỹ đến tuần tra Biển Đông và đi vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo (vốn là đá ngầm của Việt Nam) do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở đó.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76 của Hải quân Mỹ |
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, sau khi phát hiện tàu ngầm, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã gióng chuông cảnh báo, hiện nay còn chưa rõ phải chăng đã khởi động sử dụng máy bay săn ngầm tiến hành định vị và theo dõi đối với tàu ngầm hay chưa.
Bài báo cho rằng, trong sự kiện gặp nhau lần này, việc tàu ngầm Trung Quốc thuộc loại cỡ nào, lặn hay nổi, khoảng cách với tàu sân bay USS Ronald Reagan gần đến mức nào... - những thông tin này đều không được tiết lộ.
Lý Á Cường cho rằng, về khách quan, công nghệ săn ngầm của Mỹ đứng đầu thế giới, nó phát hiện được tàu ngầm nước khác là hợp lý, điều này không được coi là tin gì nóng hổi đối với Mỹ.
Nhưng trong bài báo đề cập tới phát hiện tàu ngầm Trung Quốc ở biển Nhật Bản, điều này cho thấy sự kiện này tồn tại rất nhiều vấn đề.
Trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN76 Hải quân Mỹ |
Trước hết, tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở vùng biển phụ cận Nhật Bản, tàu chiến Quân đội Mỹ cũng hoạt động ở khu vực này, hai bên vốn có khả năng "đụng mặt" nhau, cho dù bị phát hiện thì cũng thuộc hoạt động thông thường.
Ở góc độ quân sự, không thể nói là Trung Quốc cử tàu ngầm tập trung vào theo dõi đối phương.
Thứ hai, tàu ngầm bám theo tàu chiến mặt nước thông thường rất khó khăn, bởi vì tàu ngầm hạt nhân một khi dùng tốc độ cao để bám theo tàu chiến mặt nước sẽ phát hiện tiềng ồn rất lớn, rất dễ bộc lộ bản thân, về mặt công nghệ cũng không khả thi.
Ở góc độ chiến thuật hải quân thì nói "tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đi theo dõi tàu chiến mặt nước Mỹ" là không ổn.
Trên đường băng tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN76 Hải quân Mỹ |
Ngoài ra, Mỹ thường cử tàu chiến, máy bay hoạt động ở vùng biển "phụ cận" Trung Quốc, đồng thời cho biết bị Hải quân Trung Quốc theo dõi, phần nhiều là cách làm có dụng ý khác.
Theo giaoduc.net.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét