Trung Quốc có thể triển khai chiến đấu cơ Su-35 ở đảo nhân tạo trên Biển Đông?

Thời báo Hoàn Cầu ngày 5 tháng 12 đưa tin, trang mạng TsRus Nga dẫn lời Sergey Chemezov - Tổng giám đốc Công ty công nghệ Nga – doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Nga ngày 19 tháng 11 cho biết, hai nước Nga và Trung Quốc đã ký kết hợp đồng mua bán 24 máy bay chiến đấu 4++, tổng trị giá hợp đồng là 2 tỷ USD.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Mặc dù hai bên đã bắt đầu thảo luận hợp đồng từ năm 2008, nhưng tuyên bố của quan chức Nga vẫn gây ngạc nhiên, bởi vì đàm phán vấn đề công nghệ và tài chính giữa hai bên đã tiến hành trong thời gian khoảng 7 năm.

Kết quả đạt được hiện nay cho thấy, không phải là hai bên đã tiến hành nhượng bộ lẫn nhau, mà là do ảnh hưởng của nhân tố tình hình bên ngoài hoặc do cả 2 nguyên nhân trên.

Nhân tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng quan trọng

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, trong bối cảnh Mỹ tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Nhật Bản tăng cường kế hoạch quân bị, xung đột giữa Trung-Mỹ ở Biển Đông trầm trọng hơn là khả năng đầu tiên gây ảnh hưởng”.

Trong tình hình này, Không quân Trung Quốc đối mặt với “nhiệm vụ cấp bách” là nâng cao sức chiến đấu, trong đó bao gồm năng lực tuần tra vùng biển. Mua máy bay chiến đấu Su-35 là phương án giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Theo giới thiệu của nhà thiết kế máy bay, sự khác biệt giữa Su-35 với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chỉ ở chỗ không có tốc độ siêu âm trong khi tuần tra và không có tính năng tàng hình.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Trung Quốc sở hữu loại máy bay chiến đấu kiểu quá độ này của Nga sẽ có thể sở hữu năng lực chống lại máy bay chiến đấu F-15 phiên bản mới nhất và máy bay chiến đấu F-35 sắp trang bị của Không quân Nhật Bản.

Theo bài báo, máy bay chiến đấu Su-35 có 2 thùng dầu phụ bên ngoài, bán kính tác chiến có thể đạt 4.500 km, có thể thông qua “thay ca” để “tiến hành tuần tra không gián đoạn đối với Biển Đông”.

Năng lực cất hạ cánh đường băng ngắn cũng là đặc điểm tương đối quan trọng của loại máy bay chiến đấu này, khi cần thiết, Trung Quốc có thể triển khai (bất hợp pháp) máy bay chiến đấu này trên “đảo nhân tạo” ở Biển Đông; khi xảy ra xung đột sẽ sử dụng những đảo này như “tàu sân bay cố định”.

Do việc sản xuất các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới nhất của Trung Quốc như J-20 và J-31 vẫn nằm ở giai đoạn ban đầu, vì vậy, máy bay chiến đấu Su-35 hiện có thể bổ sung có hiệu quả cho các máy bay chiến đấu J-10 và J-11 của Trung Quốc.

Thành quả phát triển của Nga

Theo bài báo, vấn đề Trung Quốc yêu cầu lắp thiết bị điện tử hàng không của Trung Quốc vào máy bay chiến đấu do Nga chế tạo là trở ngại chính ngăn cản giao dịch này, nhưng không có nhiều khả năng sẽ liên quan đến hệ thống radar máy bay chiến đấu để tuần tra Biển Đông.

Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp tiền đồn quân sự ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam 

Trang bị radar Irbis-E trên máy bay chiến đấu Su-35 Trung Quốc là hệ thống điều khiển radar mạnh nhất thế giới hiện nay, có thể phát hiện các máy bay chiến đấu như F-35 trong phạm vi 90 km.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Lâm Xuyên cho rằng: “Radar Irbis-E có công nghệ tiên tiến, trước tiên là phép tính phần mềm tiên tiến. Thiết bị của Nga thường làm rất thô, nhưng lại có tính năng sử dụng tốt”.

Theo Lưu Lâm Xuyên, mặc dù những năm gần đây, kỹ sư Trung Quốc đã đạt được tiến bộ rõ rệt về nghiên cứu phát triển radar cho máy bay, nhưng “vẫn quan tâm xem xét những thành quả phát triển của đồng nghiệp”.

Ngoài ra, kỹ sư Trung Quốc cũng tương đối quan tâm đối với động cơ 117S của Nga. Sản phẩm cải tiến của nó được coi là động cơ giai đoạn đầu lắp cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50, sự thực này đã chứng minh công nghệ của động cơ này rất tiên tiến.

Đối với Trung Quốc – nước tự chủ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, kinh nghiệm của Nga rất đáng để tham khảo.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Lo ngại và hy vọng của Nga

Nga đương nhiên không hy vọng chuyển nhượng công nghệ của họ, mà muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc và mong muốn kiếm tiền trên thị trường vũ khí quốc tế. Họ đối mặt với vấn đề số lượng bán.

24 chiếc là một nửa số lượng Su-35 trang bị cho Không quân Nga. Đồng thời, giá cả 2 tỷ USD cũng tương đối khả quan. Trong khi đó, Venezuela đang cùng Nga tiến hành đàm phán về 12 máy bay chiến đấu Su-30 trị giá khoảng 480 triệu USD thì nhỏ hơn nhiều.

Về công nghệ, máy bay chiến đấu Su-35 phải ưu việt hơn Su-30MK2 bán cho Venezuela, nhưng sự khác biệt về giá cả cũng có thể cho thấy rất nhiều vấn đề.

Ở đây hoàn toàn không phải nói tới bán 24 máy bay lắp vũ khí, linh kiện và thiết bị mặt đất, mà là nói tới chuyển nhượng công nghệ ở mức độ nhất định.

Đồng thời, nhân tố chính trị cũng tương đối quan trọng đối với Nga. Các nhà lãnh đạo Nga có ý thức kéo gần quan hệ với Trung Quốc về mặt công khai công nghệ, qua đó, hy vọng Trung Quốc có thể trở thành “đồng minh chiến lược quân sự”.

Ngoài ra, một tính toán quan trọng khác của Nga là hy vọng kích thích xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 cho các nước khác. Nhìn vào ảnh hưởng đối với thị trường công nghiệp quân sự, đây là một loại sản phẩm hoàn toàn mới, cần tìm kiếm khách hàng mới có thực lực.

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Trung Quốc có thể đóng vai trò rất lớn trong việc tăng tốc thúc đẩy xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này, chẳng hạn xuất khẩu cho Indonesia, thay thế máy bay chiến đấu cũ F-5 đã lỗi thời mua của Mỹ trước đây.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Indonesia đặt mua 32 máy bay Nga, nhưng trong một bài báo khác lại cho rằng, Indonesia chỉ mua 12 chiếc Su-35 vì không đủ kinh phí. 



Theo giaoduc.net.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét