Trung Quốc mua tên lửa S-400 để lập Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông?

Tờ “Vượng báo” Đài Loan ngày 29 tháng 11 đưa tin, Trung Quốc sẽ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, báo chí Trung Quốc cho rằng, do việc xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông bước vào giai đoạn kết thúc, an toàn trên không của Biển Đông luôn là điểm yếu trong “phòng không” của Trung Quốc.

Biển Đông có thể sẽ trở thành phương hướng “bố trí trọng điểm” của S-400, đồng thời tiến hành chuẩn bị cho việc lập ra cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông”.

Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 Nga

Trợ lý giáo sư Hoàng Giới Chính của Viện chiến lược Đại học Đạm Giang cho rằng, tên lửa “ở đâu căng thẳng thì triển khai ở đó”, nhưng các nhân tố về thực lực, luật pháp quốc tế và ngoại giao đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trung Quốc còn chưa (dám) lập ra cái gọi là “Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông”.

Mạng “Đằng Tấn” (QQ) Trung Quốc ngày 28 tháng 11 có bài viết cho rằng, Nga sẽ bán tên lửa S-400 cho Trung Quốc, tính năng tương tự hệ thống tên lửa THAAD của Mỹ, là hệ thống phòng không có hiệu quả rất cao.

Có phân tích cho rằng, mục đích nhập khẩu chủ yếu là triển khai bất hợp pháp ở Biển Đông.

Theo bài viết, việc Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) vài đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang đi vào giai đoạn kết thúc, căn cứ hải quân khổng lồ xây dựng ở đảo Hải Nam cũng đang chuẩn bị chào đón sự triển khai của tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu sân bay nội.

Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 ở căn cứ không quân Hmeymin, Syria

Cho nên, Biển Đông sẽ trở thành “vùng biển trọng điểm” trong tương lai của Hải quân Trung Quốc. Có phân tích cho rằng, an toàn trên không ở Biển Đông luôn là điểm yếu lớn nhất trong “phòng không” của Trung Quốc.

Gần đây, nhiều vũ khí tiên tiến đều được triển khai ở đây là một minh chứng, cũng là nguyên nhân Trung Quốc bất chấp các lực cản to lớn của quốc tế, kiên trì xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Theo bài viết, S-400 sẽ trở thành “trụ cột” trên các đảo ở Biển Đông, Trung Quốc dự tính nhập khẩu 6 tiểu đoàn S-400, sẽ có 4 hệ thống triển khai bất hợp pháp ở Biển Đông, trong đó:

một hệ thống triển khai ở đá Subi ở quần đảo Trường Sa – Việt Nam, một hệ thống triển khai ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam, một hệ thống triển khai ở đảo Hải Nam, một hệ thống triển khai ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông.

Mạng lưới tên lửa phòng không tầm xa được thiết lập như vậy có thể bao trùm khoảng 90% vùng trời Biển Đông, bất cứ máy bay nào muốn vượt qua đều sẽ nằm trong tầm ngắm của tên lửa phòng không Trung Quốc.

Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 ở căn cứ không quân Hmeymin, Syria

Được biết, trong lúc chờ đợi triển khai và vận hành thành thạo, Trung Quốc có thể tìm cơ hội (tạo cớ) để tuyên bố lập ra (bất hợp pháp) Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Đối với việc Trung Quốc đã lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông và chưa lập ra Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, trợ lý giáo sư Hoàng Giới Chính thuộc Viện chiến lược, Đại học Đạm Giang cho rằng, lập ra vùng nhận dạng phòng không không thể tùy tiện, cần có cơ sở.

Trong khi đó, theo Hoàng Giới Chính, đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công bố “đường cơ sở lãnh hải Biển Đông” và đương nhiên khác với tình hình của Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.

Hoàng Giới Chính chỉ ra, lập ra vùng nhận dạng phòng không liên quan đến sức mạnh tự thân có đủ hay không, “đã vẽ ra thì phải có năng lực để thực hiện”, cộng với về mặt luật biển quốc tế hiện nay, “vẫn không vượt qua được Mỹ và các nước xung quanh”.

Hơn nữa, vấn đề này liên quan đến rất nhiều nước, tình hình lập ra cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông sẽ phức tạp hơn so với Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.

Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 ở căn cứ không quân Hmeymin, Syria

Đinh Thụ Phạm – chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế, Đại học Chính trị quốc lập Đài Loan cho rằng, Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông không phải là vấn đề quân sự đơn thuần, mà còn bao gồm tình hình Biển Đông và vấn đề ngoại giao phức tạp.

Ông cho rằng, Trung Quốc nếu mạo phạm thiết lập, trái lại sẽ ép buộc các nước ASEAN gần gũi với Mỹ, từ đó làm uổng phí các nỗ lực xây dựng quan hệ với các nước ASEAN mà Trung Quốc theo đuổi gần đây. 

Liên quan đến tên lửa S-400 Nga, theo các nguồn tin, Quân đội Nga đã triển khai hệ thống tên lửa này ở căn cứ Hmeymin, Syria. Đây là một biện pháp đáp trả của Nga đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu ném bom Su-24 Nga vào ngày 24 tháng 11 năm 2015. 

Được biết, hệ thống tên lửa này thực sự đã gây lo ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và các đồng minh của họ. 

Với quan điểm của bài báo Đài Loan thì Trung Quốc hoàn toàn yếu ớt về mặt luật pháp quốc tế, do đó, đây là điểm yếu mà Việt Nam và các nước cần phải khoét sâu để kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành bành trướng lãnh thổ và quân sự hóa Biển Đông.

Quân đội Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Syria

Những phân tích trên cũng cho thấy, Trung Quốc coi Biển Đông là trọng điểm để triển khai chiến lược, thực hiện mục đích bành trướng bất hợp pháp.

Tình hình hiện nay đã cấp bách và nghiêm trọng, đòi hỏi phải đánh giá lại toàn bộ tình hình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và đưa ra các biện pháp ứng phó đầy đủ. 



Theo giaoduc.net.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét