Bình đẳng giới chỉ có khi nam giới chịu vào bếp giúp vợ làm cơm

Không biết có phải do ảnh hưởng hay quy định bởi giới tính hay không, nhưng rõ ràng có sự khác biệt trong suy nghĩ đối với nơi ở mới giữa hai vợ chồng chúng tôi sau mỗi lần chuyển nhà. 

Trong khi tôi chỉ quan tâm đến chỗ để tivi và treo tranh, thì vợ tôi không những say sưa mà có thể gọi là thả hồn vào căn bếp. 

Đôi lúc tôi thấy nàng ngôi trầm tư và có vẻ đang suy nghĩ rất mông lung. Cứ tưởng có điều gì đó khiến nàng buồn, nhưng hỏi ra mới biết nàng đã suy tính hết cả ngày rồi mà vẫn chưa thể quyết định được nên để chiếc tủ lạnh ở chỗ nào.

Ai từng biết nàng hẳn sẽ đồng ý với tôi rằng nàng là một phụ nữ có tay nghề nội trợ cao, đặc biệt là khả năng làm các loại bánh. Những món ăn do nàng chế biến vừa hấp dẫn về khẩu vị, lại bắt mắt về màu sắc cũng như ấn tượng từ các khuôn hình do nàng tự tạo nên.

Cũng như nhiều phụ nữ khác, vợ tôi cũng vừa nấu ăn, vừa chat chít, giao lưu nhiệt tình trên Facebook, nhưng có một chút khác biệt đó là nàng không để lại những vệt nước mắm trên laptop hay những vết bẩn của thức ăn trên màn hình iPad. Cõ lẽ ít có người nào có được sự nhàn nhã và đủng đỉnh như cô ấy mỗi khi vào bếp.

Là một tín đồ của đồ bếp, nàng không quên trang bị cho mình những vật dụng cần thiết để có thể phần nào giảm bớt thời gian chuẩn bị và nàng rất tự hào vì điều đó.

Nàng vẫn luôn tâm niệm rằng, để làm nên một bữa cơm ngon thì ngoài gạo và đồ nấu ra, chính sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình ở khâu chuẩn bị và chế biến đóng vai trò then chốt.

Đam mê là vậy và dẫu rất yêu quý, cưng chiều cậu con trai, vợ tôi vẫn luôn khuyến khích cháu vào bếp hoặc phụ giúp mẹ nấu ăn. Nàng chia sẻ: Có lẽ phải nắm giữ và bị áp đặt vai trò là nội trợ lâu quá, lên đến cả ngàn năm với rất nhiều thế hệ nên đa phần phụ nữ bị đóng khung vào vấn đề này và mặc nhiên công nhận nó như là thuận lẽ tự nhiên vậy.

Quá trình chọn lọc lâu dài cùng với loại hình công việc đặc thù đã tạo nên những đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa nam và nữ. Thế nhưng, về cơ bản thì trừ việc sinh con và cho con bú ra, tất cả những gì phụ nữ có thể làm thì nam giới đều làm được và ngược lại.

Có lẽ lâu ngày không làm việc gì đấy nên lúc đầu mới quay lại, chúng ta hơi bỡ ngỡ, tuy nhiên, nếu quyết tâm thì bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.

Nàng nói với tôi rằng: "Hình như dân làm phát triển các anh hay giữ lại “bí kíp võ lâm” hay sao ấy", nên dù các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới đã có từ rất lâu rồi, nhiều bạn nàng vẫn nghĩ rằng bình đẳng giới đồng nghĩa với việc nam giới hóa phụ nữ.

Thậm chí, có nhiều người còn lo sợ rằng nếu một ngày kia chúng ta bình đẳng quá thì một số sở thích hay đam mê của phụ nữ như thích nấu nướng hay đan tất len cho chồng, con sẽ bị tước mất hoặc bị phê phán.

Tôi bảo nàng rằng, bình đẳng giới đơn giản chỉ là các nỗ lực của toàn nhân loại nhằm xóa bỏ các bất công hay phân biệt dưới mọi hình thức cho phụ nữ và trẻ em gái.

binh-dang-gioi-chi-co-khi-nam-gioi-chiu-vao-bep-giup-vo-lam-com

Chúng ta chỉ có thể thành công nếu coi việc bếp núc là sứ mệnh chung.

Bình đẳng giới giúp mọi người nhận ra những bất công mà phụ nữ đang phải gánh chịu do định kiến xã hội tạo nên. Họ phải làm việc nhà, cơ hội việc làm và thu nhập thấp hơn, bị ưu tiên thấp hơn con trai mỗi khi nguồn lực hạn chế, bị từ chối hoặc lờ đi một số quyền con người cơ bản và có ít cơ hội cạnh tranh so với đồng nghiệp nam.

Một khi nhận thức rõ những tồn tại đó thì hai bên sẽ chủ động hơn để chung tay thu hẹp khoảng cách đó lại. Bình đẳng giới chưa bao giờ được xác định là bắt người phụ nữ từ bỏ các đam mê và sở thích của mình cả.

Nghe xong nàng cười rất tươi rồi bỗng nghiêm mặt lại và bảo: "Em có hẹn với hội nhà Nhật - Hàn nên sẽ không ăn cơm nhà, anh lấy đồ trong tủ lạnh và tự nấu bữa trưa cho ba bố con. VyVy rất thích món thịt kho của PaPa nấu đấy". Quay sang phía con trai nàng bảo: "Tôm dừng xem tivi để giúp PaPa nấu ăn. Hãy hành động ngay từ bây giờ nếu sau này con muốn trở thành một quý ông thực thụ".

Chúng ta chỉ có thể thành công nếu coi đây là sứ mệnh chung, cũng như sự bình đẳng chỉ có khi nam giới xác định rõ đó vừa là trách nhiệm, vừa là sự chia sẻ yêu thương trong gia đình, chứ không phải do một chuyên gia về giới nào đó bảo cần phải làm vậy.

>> Xem thêm: Sao cứ phải so sánh chồng nội chồng ngoại?/ 'Đàn ông Việt xem vợ như osin'

Trần Văn Tuấn

'Đàn ông làm nội trợ thì khác gì đàn bà'

'Đàn ông làm nội trợ thì khác gì đàn bà'

Đó là câu mà nhiều người vẫn hay nói mỗi khi thấy tôi vào bếp. Họ còn nói đàn ông thì phải làmviệc lớn, phải đi kiếm tiền. Nếu như vừa kiếm được tiền, lại vừa nấu ăn ngon thì càng tốt, chứ sao lại phải chê bai?

Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống tại đây.



Theo Vnexpress.net
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét