'Nàng Kiều trên bìa sách không hề dung tục'

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du (3/1/1765 – 3/1/2015), công ty Nhã Nam đã cho in lại tác phẩm Kiều nổi tiếng, lấy tên "Truyện Thúy Kiều". Sách in theo ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, xuất bản lần đầu năm 1925.

Đập vào mắt mọi người là bìa sách miêu tả nàng Kiều khỏa thân đứng giữa muôn hoa cỏ lá. Ý đồ của họa sĩ ra sao vẫn chưa ai biết, nhưng ai cũng cho rằng nó thô tục. Còn thô tục ra sao thì họ cũng chỉ nói là tại… khỏa thân.

Dường như tất cả lại rơi đúng vào vấn đề đã gây tranh cãi không biết bao lần, làm sao để phân định thế nào là nghệ thuật, thế nào là khiêu dâm, và có phải cứ khỏa thân là đồi trụy?

Cách đây không lâu, NSND, họa sĩ Uyên Huy đã có những phân tích về việc đánh giá tính nghệ thuật trong một bức ảnh khỏa thân. Tuy là đang nói về nhiếp ảnh, vậy nhưng chúng ta cũng có thể mở rộng ra nghệ thuật thị giác nói chung và hội họa nói riêng.

nang-kieu-tren-bia-sach-khong-he-dung-tuc

Sách "Truyện Thúy Kiều".

Một bức vẽ được xem là “khiêu dâm” thì phải hội đủ hai yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, họa sĩ cố tình vẽ những tư thế, hành động mang tính kích dục mà chúng ta thường thấy ở "phim người lớn".

Trong trường hợp này, bức tranh miêu tả cảnh nàng Kiều đang vuốt mái tóc là hành động “rất phụ nữ”, chính điều này đã tạo nên nét duyên cho Kiều và cũng thật khó mà cho rằng vuốt tóc mang tính gợi dục.

Thứ hai, họa sĩ cố tình chọn góc vẽ, bố cục, đường khối chỉ để đặc tả những bộ phận nhạy cảm.

Ở tranh bìa của "Truyện Thúy Kiều", chúng ta thấy phần ngực của Kiều chỉ được phác họa bằng đôi ba nét vẽ, không cố ý làm nổi bật lên, mái tóc dài cùng với hoa cỏ đã che lại các bộ phận “nhạy cảm” khác.

Xét hai yếu tố trên, có thể thấy hình ảnh nàng Kiều trên bìa sách không hề mang yếu tố khiêu dâm, vậy thì từ đâu mà chúng ta nghĩ nó là thô tục? Có lẽ chính là vì cách nhìn của người Việt về chuẩn mực đạo đức, văn hóa.

Dường như, chúng ta đang cố gán ghép hình ảnh phụ nữ khỏa thân trên một tác phẩm lớn như Truyện Kiều là đang chà đạp lên thuần phong mỹ tục. Thế nhưng, mấy ai có thể định nghĩa rõ ràng thế nào là thuần phong, mỹ tục?

Chúng ta chỉ đang dùng định kiến cá nhân và vội vã phán xét, mặc cho việc không hiểu ý đồ bức vẽ khi mà chính tác giả vẫn chưa lên tiếng.

Với tư tưởng bảo thủ, nhiều người Việt đã tự đánh mất đi cái nhìn đa dạng về nghệ thuật và xã hội. Trong con mắt của chúng ta, người phụ nữ mặc quần áo mới đẹp. Nếu nghĩ như vậy, nghĩa là chúng ta đã làm thô tục hóa chính tư duy của mình và sẽ không bao giờ cảm nhận được hết vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ.

Nói như Teophin Cochie - một nhà thơ lãng mạn Pháp thế kỷ 19 thì: “Không phải ai cũng hiểu vẻ đẹp của cơ thể, vẻ đẹp khỏa thân, nhất là của phái đẹp được coi là nguồn gốc của sự sống con người…”.

Trong trường hợp bìa sách "Truyện Thúy Kiều" của công ty Nhã Nam, chúng ta đừng vội đưa ra phán xét trước khi họa sĩ Lê Văn Đệ đưa ra suy nghĩ của mình. Giá trị của bức tranh là ở ý tưởng mà nó biểu đạt chứ không phải là những chỗ mà ta thấy.

>> Xem thêm: Thực hư về ảnh gốc nàng Kiều khỏa thân được sử dụng trên bìa sách

Mai Vinh

Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.



Theo Vnexpress.net
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét