Các quan chức cấp cao Campuchia, bao gồm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh (trái) đang "lướt" Facebook trên điện thoại thông minh. Ảnh: Hean Socheata/VOA Khmer. |
Đài VOA Khmer ngày 3/12 đưa tin, trang mạng xã hội Facebook đã phát triển với tốc độ chóng mặt và ngày càng trở nên phổ biến với các quan chức chính phủ Campuchia. Họ sử dụng Facebook để tương tác trực tiếp với người dân, đặc biệt là những cử tri trẻ tuổi.
Hầu hết các bộ ngành ở Campuchia đều có một tài khoản Facebook chính thức. Riêng tài khoản của Thủ tướng Hun Sen đã có 1,4 triệu người thích (Like). Qua Facebook, ông Hun Sen cập nhật các hoạt động hàng ngày, các bài phát biểu cũng như phản ứng tức thì với những sự kiện mà xã hội Campuchia đang quan tâm.
Ouk Kimseng, một cố vấn của Bộ Thông tin cho biết, hiện nay có rất nhiền tin tức và thông tin có sẵn trên Facebook so với các kênh truyền thông khác. Nếu là trang Facebook chính thức của cơ quan, quan chức chính phủ, mọi người có thể biết rằng thông tin ở đó chính xác là đủ.
Facebook cho phép một loạt các tương tác mới được thực hiện giữa người dân và chính phủ, đó là một sự cải tiến. "Chính phủ sẽ có những gợi ý từ công chúng để xem xét. Đây là một kênh thông tin miễn phí giúp Campuchia bắt kịp với phần còn lại của thế giới", ông Ouk Kimseng bình luận.
Mạng xã hội Facebook cũng là một nguồn tin cho các tờ báo và phóng viên. Kay Kim Song, chủ bút tờ The Phnom Penh Post Khmer nhận xét: "Bây giờ chúng ta có thể trích dẫn thông tin từ những trang Facebook chính thức, trong khi chúng ta hầu như không thể gặp trực tiếp họ (chủ tài khoản Facebook), đặc biệt là nhà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy và Thủ tướng Hun Sen".
Theo báo cáo của Viện Mở tháng 11/2015, Facebook đã trở thành phương tiện truyền thông quan trọng thứ 2 đối với người dân Campuchia để tìm kiếm thông tin. Tháng 7 năm nay ước tính đã có 2,9 triệu người Campuchia dùng Facebook, tăng từ 1,7 triệu người so với 1 năm trước.
Các chuyên gia về truyền thông lưu ý, trong khi Facebook cung cấp một nền tảng mới cho hoạt động chia sẻ thông tin, nhưng không đòi hỏi nhất thiết mọi thứ phải minh bạch. "Tiếp cận thông tin yêu cầu chính phủ cởi mở hơn. Thông tin là kiến thức mà mọi người cần mỗi ngày, giống như đồ ăn thức uống", Sorthy, một nhân viên truyền thông ở Trung tâm Media Độc lập Campuchia nhận định.
Theo giaoduc.net.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét