Hoa Kỳ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm tới Iraq, Syria

Mỹ đang triển khai lực lượng đặc nhiệm tới Iraq, Syria

Tân Hoa xã ngày 2 tháng 12 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter ngày 1 tháng 12 cho biết, Quân đội Mỹ đang triển khai một đơn vị đặc nhiệm đến Iraq tham gia tấn công tổ chức cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” (IS), lực lượng đặc nhiệm này sẽ còn đợi lệnh đến Syria bất cứ lúc nào để tiến hành tập kích quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter

Cùng ngày, khi tham gia phiên điều trần của Ủy ban quân sự Hạ viện, ông Ashton B. Carter cho biết, sau khi phối hợp với Chính phủ Iraq, Quân đội Mỹ đã thành lập đơn vị đặc nhiệm này, phạm vi hành động tác chiến bao gồm phát động tập kích, giải cứu con tin, thu thập tin tức tình báo, bắt các thủ lĩnh IS.

Ông Carter cho biết, hành động tập kích của đơn vị đặc nhiệm này sẽ tiến hành trong tình hình nhận được lời mời của Chính phủ Iraq, hành động tập kích nhằm tăng cường an ninh biên giới của Iraq và nâng cao năng lực tác chiến cho bản thân lực lượng an ninh Iraq.

Theo ông Carter, đơn vị đặc nhiệm này sẽ còn đợi lệnh đến Syria bất cứ lúc nào để tiến hành tập kích quân sự. Ông cho biết, việc bố trí như vậy có thể thu được tin tức tình báo hiệu quả hơn để tạo thuận lợi cho phát động nhiều cuộc tập kích rõ ràng hơn trong tương lai.

Hơn 1 năm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhiều lần nhấn mạnh, hành động quân sự mặt đất phải dựa vào lực lượng an ninh địa phương tiến hành, từ chối điều lực lượng tác chiến mặt đất Mỹ đến tiền tuyến.

Ông Ashton B. Carter tại phiên điều trần của Hạ viện Mỹ

Gần đây, đối mặt với sự nghi ngờ ngày càng tăng ở trong nước đối với chiến lược tấn công IS của ông, chính quyền Obama vào cuối tháng 10 tuyên bố sẽ điều một lực lượng đặc nhiệm chưa tới 50 binh sĩ đến khu vực miền bắc Syria, đảm nhận vai trò làm cố vấn và huấn luyện cho lực lượng chống chính phủ phái ôn hòa địa phương, giúp họ tấn công tổ chức cực đoan IS.

Đối với vấn đề này, Nhà Trắng giải thích, triển khai lực lượng đặc nhiệm và tiến hành tác chiến mặt đất quy mô lớn khác nhau về tính chất.

Lần này, ông Ashton B. Carter tuyên bố triển khai đơn vị đặc nhiệm ở Iraq và đồng thời kiêm các hành động tập kích Syria. Ngày 30 tháng 10, chính quyền Obama tuyên bố điều lực lượng đặc nhiệm đến Syria trợ giúp huấn luyện phe đối lập Syria, tính chất hai lực lượng này khác nhau.

Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ làm dịu quan hệ căng thẳng với Nga

Hãng tin Reuters Anh cho biết, ngày 1 tháng 12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ làm giảm va chạm tiếp theo với Nga và trông đợi Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa biên giới với Syria để cắt đứt nguồn tài chính và con người của IS.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Ông Obama còn cảnh báo Nga rằng, chớ vì ủng hộ chính quyền Bashar Assad mà rơi sâu và vũng bùn chiến tranh, không nên quên cuộc chiến tranh Afghanistan mà Nga can thiệp trước đây.

Trước khi ông Obama đưa ra phát biểu trên, Nga đã tuyên bố sẽ mở rộng danh sách trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Danh sách trừng phạt do Nga phê chuẩn ngày thứ Ba bao gồm hoa quả và rau như cà chua, hành tây, nho và táo, cùng với sản phẩm thịt gà.

Nguồn tin từ Moscow cho biết, Moscow có thể sẽ còn đóng băng dự án đường ống khí đốt quan trọng đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với vấn đề này, khi hội kiến với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bên lề Hội nghị cấp cao khí hậu, ông Obama nhấn mạnh, Mỹ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bảo vệ không phận và lãnh thổ của mình, sự ủng hộ an ninh của Mỹ đối với đồng minh NATO vẫn kiên định,

nhưng cũng hy vọng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngồi xuống tiến hành đàm phán về cách thức giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao.

Ông còn cho biết, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo đảm an ninh của đồng minh NATO.

Ông nói với Erdogan rằng, tấn công tổ chức cấp tiến IS cần sự nỗ lực của các bên, ông đã đưa ra thông điệp này cho Tổng thống Nga vào thứ Hai. Ông nói: “Chúng ta đều có một kẻ thù chung, đó chính là IS. Tôi hy vọng chúng ta có thể cùng tập trung cho mối đe dọa này”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Ông cho rằng, trong vấn đề giám sát biên giới tiếp giáp Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cần tiếp tục tăng cường, phải cắt đứt nguồn tài chính và con người của IS, ngăn chặn tiếp tục có những phần tử mới đi qua Thổ Nhĩ Kỳ và gia nhập tổ chức này, bởi vì, hoạt động tấn công quân sự của các nước như Mỹ đã làm cho vài chục nghìn phần tử chạy khỏi tổ chức này.

Ông Obama nói, ông không nghĩ là Tổng thống Putin sẽ có sự xoay chuyển nhanh chóng trong chiến lược ở Syria, nhưng Moscow cuối cùng có thể sẽ còn tiến hành hợp tác với quân đồng minh do Mỹ lãnh đạo, cùng tấn công IS.

Ông cảnh báo, hy vọng ông Putin không quên hậu quả nặng nề của Nga trong chiến tranh Afghanistan trước đây.

Năm 1979, để bảo vệ chính quyền thân Nga ở Afghanistan, Liên Xô đã phát động chiến tranh Afghanistan, nhưng trải qua 10 năm cũng không thể đánh bại lực lượng du kích của Afghanistan, cuối cùng phải rút lui.

Mỹ luôn thúc giục Moscow tập trung lực lượng quân sự vào tấn công IS, chứ không phải tổ chức vũ trang phe đối lập Syria do phương Tây ủng hộ. Đối với vấn đề này, ông Obama cho biết, ông hoàn toàn không cho rằng Nga sẽ có sự thay đổi chiến lược quan trọng trong vài tuần tới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Nga tiếp tục tin là Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ IS bán dầu

Ngày 30 tháng 11, trong cuộc họp báo bên lề Hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris, Pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn có lý do để tin rằng, (Thổ Nhĩ Kỳ) quyết định bắn hạ máy bay chiến đấu của chúng tôi có động cơ là bảo vệ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của IS ở lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Nó thông thẳng tới cảng và tàu”.

“Chúng tôi đã thu được nhiều thông tin hơn. Điều không may là, những thông tin này xác nhận, những dầu mỏ này được sản xuất từ khu vực kiểm soát của IS và các tổ chức khủng bố khác và được vận chuyển quy mô cấp công nghiệp tới Thổ Nhĩ Kỳ”.

Sau khi xảy ra sự kiện máy bay chiến đấu, Bộ trưởng Thông tin Syria cũng cho hay, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là báo thù Nga không kích tuyến đường vận chuyển dầu mỏ của IS. Ông cho rằng, con trai của ông Erdogan chính là khách hàng đứng sau của những dầu mỏ này.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phủ nhận quan điểm của Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho rằng, nếu sự thật như ông Putin nói, bản thân ông sẽ “từ chức”. Ông cho lời nói của ông Putin là “không thể chấp nhận” và yêu cầu phải đưa ra “bằng chứng”.

Đại diện Nga tại NATO Alexander Vershbow ngày 1 tháng 12 cho biết, Nga đã cung cấp cho NATO về đánh giá của Nga đối với sự kiện lần này (Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 Nga) và một loạt thông tin “quân sự và chính trị” để chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ cố tình tấn công máy bay ném bom Nga.

Máy bay chiến đấu ném bom Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Ngày 30 tháng 11, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tuyên bố sẽ không xin lỗi Nga, nhưng ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đối thoại với Nga, ngăn chặn sự kiện bất ngờ tương tự tiếp tục xảy ra.

Ngày 28 tháng 11, Tổng thổng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan lần đầu tiên bày tỏ “lấy làm tiếc” và “buồn” về sự kiện bắn hạ máy bay chiến đấu ném bom của Nga.

Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga hủy bỏ trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vì nó sẽ làm cả hai bị thiệt hại. Ông cho rằng, đối với rất nhiều người Nga, thắng cảnh du lịch Antalya là “quê hương thứ hai”. 



Theo giaoduc.net.vn
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét